Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn 1930 - 2015

Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn 1930 - 2015
Ngày đăng 22/03/2024

 

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 

(GIAI ĐOẠN  1930 - 2015)

Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, chỉ hơn một tháng sau sự kiện vĩ đại đó, ngày 17/3/1930, Đảng bộ Thành phố Hà Nội được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội nêu cao truyền thống đoàn kết, đấu tranh trong cao trào giải phóng dân tộc, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, góp phần giữ vững non sông bờ cõi, xây dựng phát triển Thủ đô.

Trên chặng đường dài đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội, đã vượt qua nhiều thời kỳ đấu tranh cách mạng đầy thử thách và hy sinh. Ban lãnh đạo của Đảng bộ bị địch phá phải lập đi lập lại nhiều lần. Nhiều đồng chí Bí thư Thành ủy, cấp ủy của tỉnh Hà Đông, Sơn Tây bị địch bắt, tra tấn, tù đầy đã anh dũng hy sinh, nêu một tấm gương sáng mãi về lòng son sắt, thủy chung với cách mạng với Đảng, với dân.

I. Đảng bộ Hà Nội, xây dựng cơ sở cách mạng, phát triển phong trào đấu tranh, khởi nghĩa giành chính quyền 1926 – 1945

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, giữa lúc phong trào yêu nước ở Việt Nam đang bế tắc về con đường cứu nước, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Từ nhiệt tình yêu nước nồng cháy, sự rèn luyện trong phong trào công nhân quốc tế và tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin qua luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa và thắng lợi cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, Người đã tìm ra chân lý: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác bằng con đường cách mạng vô sản.

Hà Nội, trung tâm văn hóa, chính trị đầu mối giao thông quan trọng, nơi đặt các cơ quan đầu não thống trị của bọn xâm lược nên luôn nhạy cảm trước sự thay đổi của mọi tình hình. Hà Nội, đã sớm tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.

- Cuối năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) hoạt động, trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho cách mạng Việt Nam. Tháng 6 - 1925, từ nhóm cách mạng đầu tiên, Người lập ra tổ chức “Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên”. Những thanh niên tiên tiến ở trong nước và Hà Nội đã lần lượt lên đường sang dự lớp huấn luyện. Riêng ở Hà Nội số học sinh bãi khoá sang Quảng Châu học khá đông. Trong đó có các đồng chí: Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Sơn, Ngô Gia Tự, Trần Tích Chu, Trần Đăng Huyến, Phạm Văn Đồng, Trịnh Đình Cửu…sau khi kết thúc khóa học, nhiều người đã trở về nước hoạt động. Hà Nội từ đó trở thành nơi đưa đón anh em thanh niên từ trong nước sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện và từ Quảng Châu về nước hoạt động.

- Tháng 6-1927, tỉnh bộ Việt Nam cách mạng Thanh niên của Hà Nội được thành lập, gồm 3 người: Nguyễn Danh Đới, Mai Lập Đôn và Nguyễn Phong Sắc. Đồng chí Nguyễn Danh Đới làm Bí thư Kỳ bộ Bắc Kỳ, kiêm Bí thư tỉnh bộ Hà Nội. Địa bàn hoạt động của tỉnh bộ Hà Nội được mở rộng trên địa bàn các tỉnh  Hà Đông, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh.

- Ngày 28-9-1928, Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ đã họp Đại hội đại biểu. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Kỳ bộ mới gồm các đồng chí: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Trịnh Đình Cửu…Đồng chí Trần Văn Cung được phân công làm Bí thư, hai đồng chí Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh chịu trách nhiệm phụ trách vận động công nhân toàn kỳ.

Sau Đại hội Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, đầu năm 1929, Tỉnh bộ thanh niên Hà Nội đã tiến hành tổ chức Đại hội để kiểm điểm hoạt động của Tỉnh bộ, thảo luận phương hướng hoạt động và kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc2, Ủy viên Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ được cử làm Bí thư Tỉnh bộ.

- Ngày 17-6-1929, tại số nhà 312, phố Khâm Thiên, Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản mới được thành lập ở các tỉnh Bắc Kỳ đã họp, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Chính cương, Tuyên ngôn, Điều lệ Đảng và lấy cờ đỏ búa liềm làm cờ của Đảng. Hội nghị cũng quyết định tổ chức Tổng công hội đỏ, phát triển Nông hội, Sinh hội, tổ chức Hội phụ nữ…

- Ở Hà Nội, ngay sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, Thành bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Hà Nội cũng được thành lập, gồm 3 đồng chí: Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Ngọc Vũ và Lều Thọ Nam. Đồng chí Đỗ Ngọc Du, Bí thư Xứ ủy Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Kỳ kiêm Bí thư Thành bộ Hà Nội. Tổ chức Đảng rất chặt chẽ, chỉ những hội viên thanh niên hoạt động tích cực nhất, hăng hái nhất mới được chọn lọc vào Đảng, trong đó có đồng chí: Nguyễn Ngọc Vũ, Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh), Nguyễn Thị Lựu, Nguyễn Thị Nghĩa, Trần Học Hải, Lều Thọ Nam, Nguyễn Văn Mẫn (tức Lịch)…Công tác vận động quần chúng của Thành Đảng bộ càng được đẩy mạnh.

- Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản và sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ngày 3-2-1930, tại Cửu Long (Hương Cảng), Hội nghị hợp nhất Đảng đã họp, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

- Sau sự kiện vĩ đại đó, ngày 17-3-1930, tại nhà số 42 phố Hàng Thiếc, Ban Chấp hành lâm thời của Thành Đảng bộ Hà Nội được thành lập, gồm 3 đồng chí: Đỗ Ngọc Du (Bí thư), Nguyễn Ngọc Vũ và Lều Thọ Nam. Cuối tháng 4-1930, đồng chí Đỗ Ngọc Du, Bí thư Thành ủy lâm thời, được Trung ương điều đi công tác nước ngoài. Tháng 6-1930, đồng chí Trần Văn Lan, Ủy viên Trung ương Đảng triệu tập cuộc họp ở 177 phố Hàng Bông để tổ chức lại Thành ủy. Thành ủy Hà Nội chính thức thành lập do đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ làm Bí thư cùng 2 ủy viên là Lê Đình Tuyển và Đỗ Danh Cưu. Văn phòng Thành ủy do đồng chí Tạ Quang Sần phụ trách.

- Từ tháng 6 đến tháng 12/1930, Thành ủy 3 lần bị vỡ. Đồng chí Trần Văn Lan (tức Giáp), Thường vụ Trung ương Đảng trực tiếp phụ trách Hà Nội 3 lần phải kiện toàn lại Ban lãnh đạo. Ngày 6/12/1930, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ (bí thư) bị bắt; đầu năm 1931, đồng chí Trần Quang Tặng (Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc kỳ), sau khi tổ chức lại Xứ ủy lâm thời Bắc kỳ đã tổ chức Thành ủy lâm thời Hà Nội gồm 3 đồng chí do đồng chí Phạm Văn Phong (tức Hoàng) làm bí thư, Ban lãnh đạo này đến tháng 4/1931, bị địch khủng bố và lại bị vỡ.

- Tháng 9/1931, tổ chức lại Thành ủy Hà Nội gồm 3 đồng chí do đồng chí Trần Quang Tặng bí thư Xứ ủy lâm thời trực tiếp làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ban Thành ủy này giữ vững được đến đầu năm 1932 thì lại vỡ, tất cả cấp ủy đều bị bắt.

- Tháng 5-1930, Chi bộ đảng Đông Phù, Thanh Trì được thành lập gồm 6 đảng viên, do đồng chí Phạm Gia làm Bí thư. Chi bộ hoạt động theo sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, trực tiếp là đồng chí Nguyễn Ngọc Phan (tức Phương). Đây là chi bộ đầu tiên của Đảng bộ Hà Đông trước đây, cũng là chi bộ ở nông thôn sớm nhất trong Đảng bộ Hà Nội ngày nay.

- Năm 1933, địa bàn Sơn Tây-Hà Đông, tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng đều bị vỡ do khủng bố. Tuy nhiên, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin một khi đi vào quần chúng đã trở thành sức mạnh, niềm tin không gì phá vỡ nổi. Trong những năm 1933 - 1935, ảnh hưởng của Đảng vẫn tiếp tục thấm sâu, lan rộng trong các huyện của Hà Đông, Sơn Tây. 

- Từ 27 đến 31-3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội đã nêu ra 3 nhiệm vụ chủ yếu cho toàn Đảng trong thời gian trước mắt là: Củng cố phát triển đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc.

- Tháng 3/1937, Thành ủy Hà Nội được lập lại, đồng chí Lương Khánh Thiện, Thường vụ Xứ ủy trực tiếp làm bí thư Thành ủy.

- Cuối 1938, đồng chí Lương Khánh Thiện được cử làm Bí thư Xứ ủy, đồng chí Đinh Xuân Nhạ (tức Trần Quý Kiên), Thành ủy viên thay đồng chí Lương Khánh Thiện làm bí thư Thành ủy.

- Ở Sơn Tây, chi bộ dự bị Đa Phúc do đồng chí Phan Trọng Tuệ làm Bí thư. Đầu năm 1938, đồng chí Trần Quí Kiên, Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trực tiếp về Đa Phúc công nhận chi bộ dự bị Đa Phúc là một chi bộ chính thức của Đảng. Đồng chí giao nhiệm vụ cho chi bộ lãnh đạo phong trào cách mạng tỉnh Sơn Tây và hoạt động theo sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội.

- Cuối năm 1938, đồng chí Hoàng Lương Hữu, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, đã về trực tiếp chủ trì hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Đông họp tại làng Vạn Phúc. Thay mặt Xứ ủy, đồng chí chỉ định Ban Tỉnh ủy lâm thời gồm 5 ủy viên1 do đồng chí Dương Nhật Đại làm Bí thư.

- Cuối năm 1939 đầu năm 1940, địch liên tục khủng bố, Trung ương và Xứ ủy đã kịp thời điều động cán bộ phụ trách Hà Nội. Tháng 3-1940, đồng chí Nguyễn Mạnh Đạt bị địch bắt, Xứ ủy điều động đồng chí Nguyễn Văn Ngọc tiếp đó là Nguyễn Văn Bi (Bi, Quốc vàng) về làm Bí thư, nhưng cũng không lập lại được Thành ủy. Tháng 4 năm 1940, Xứ uỷ điều động đồng chí Dương Nhật Đại, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông ra làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội được một thời gian ngắn, đồng chí bị lộ phải chuyển công tác; đồng chí Lưu Đức Hiểu (tức Lưu Quyên) Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông ra thay, đến tháng 1-1941, đồng chí Lưu Đức Hiểu bị địch bắt. Đầu năm 1941, do Thành ủy Hà Nội và tỉnh ủy Hà Đông, Sơn Tây đều bị tổn thất nặng nên Xứ ủy thành lập Ban cán sự liên tỉnh A gồm Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây do đồng chí Phan Trọng Tuệ làm Bí thư.

- Ngày 8-2-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Từ ngày 10 đến 19-5-1941, Người chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VIII, họp tại Pắc Bó (Cao Bằng).

- Ở Hà Nội, mặc dù kẻ thù điên cuồng khủng bố, bắt bớ cán bộ chủ chốt, nhưng được sự quan tâm đặc biệt của Xứ uỷ, Ban cán sự Đảng Hà Nội thường xuyên được đồng chí Hoàng Văn Thụ, Bí thư Xứ uỷ trực tiếp chỉ đạo, tái lập để giữ vững mối liên hệ giữa Đảng bộ và cơ sở. Tháng 8-19411 đến đầu năm 1943, Ban cán sự Đảng Hà Nội được kiện toàn nhiều lần, đến tháng 4-1943 đồng chí Lê Quang Đạo được Xứ uỷ điều động về làm Bí thư Đảng bộ Hà Nội.

- Đầu năm 1943 đến ngày 9-3-1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển. Trước tình hình đó, từ ngày 25 đến 28-2-1943, Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Đông Anh) ra nghị quyết đề cập đến hai chủ trương lớn là mở rộng Mặt trận Việt Minh và đẩy mạnh mọi mặt công tác để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Tháng 5-1943, đồng chí Văn Tiến Dũng được Xứ uỷ chỉ định làm Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông thay đồng chí Nguyễn Thị Minh Châu chuyển công tác, Ban tỉnh uỷ họp tại Yên Trường (Chương Mỹ) đề ra chủ trương khôi phục lại cơ sở và mở rộng Mặt trận Việt Minh, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng, do đó mỗi đồng chí tỉnh uỷ viên phải bám sát cơ sở để chỉ đạo một vùng.

- 8 giờ 25 phút tối 9-3-1945, mâu thuẫn phát xít Nhật-Pháp bùng nổ thành cuộc đảo chính của Nhật nhằm “truất quyền Pháp, tước khí giới của Pháp, chiếm hẳn lấy Đông Dương làm thuộc địa riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật”

- Ngày 12-3-1945, tại làng Đình Bảng, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh. Hội nghị đã quyết định những vấn đề hết sức trọng đại chuẩn bị cuộc khởi nghĩa sắp tới, thể hiện trong chỉ thị: “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Thực hiện chủ trương của Trung ương, ngay sau ngày 9-3-1945, Xứ uỷ đã bổ sung nhiều cán bộ của Đảng vừa thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò, Sơn La cho Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây.

- Ngày 15-8, Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện.

- Đêm 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã hạ lệnh tổng khởi nghĩa.

- Ngày 14-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định khẩn trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam.

- Tối ngày 15-8-1945, theo Chỉ thị của Xứ uỷ, Thành uỷ triệu tập hội nghị bất thường gồm các cán bộ và đội trưởng các đội công nhân xung phong, thanh niên xung phong ở chùa Hà (nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), để rà soát lực lượng và bàn những công việc cấp bách cần làm nhằm chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Sáng ngày 16-8-1945, tại nhà số 101, phố Găm-bet-ta (Gambetta), nay là phố Trần Hưng Đạo, đồng chí Nguyễn Khang, Thường vụ Xứ uỷ triệu tập cuộc họp với Thành uỷ để phổ biến Nghị quyết của Xứ uỷ về thành lập Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban khởi nghĩa), gồm 5 đồng chí: Nguyễn Khang, Uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ; Nguyễn Huy Khôi (tức Trần Quang Huy) cán bộ Ban công vận Xứ uỷ; Nguyễn Quyết, Bí thư Thành uỷ; Nguyễn Duy Thân, Thành uỷ viên và Lê Trọng Nghĩa, cán bộ Xứ uỷ. Đồng chí Trần Đình Long được cử làm cố vấn cho Ủy ban.

- Tối ngày 17-8-1945, tại nhà bà Hai Nhã, thôn Dịch Vọng Tiền, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm (nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), Thành uỷ và Ủy ban khởi nghĩa đã họp Hội nghị mở rộng, có đông đủ đại biểu các đoàn thể Cứu quốc, Đội tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu, các đội Tự vệ chiến đấu để bàn kế hoạch khởi nghĩa. Thời cơ đã chín muồi, Hội nghị mở rộng của Thành uỷ, Ủy ban quân sự cách mạng đã quyết định những vấn đề cơ bản của cuộc khởi nghĩa.

- Sáng sớm ngày 18-8-1945, Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội cử cán bộ vào Hà Đông xin ý kiến Thường vụ Xứ uỷ về kế hoạch khởi nghĩa của Hà Nội. Thường vụ Xứ uỷ đã chuẩn y toàn bộ kế hoạch, đồng thời quyết định cho các phủ huyện thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Hà Đông, như: Gia Lâm, Thanh Trì, Phú Xuyên, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng gấp rút tiến hành khởi nghĩa, tích cực chuẩn bị giành chính quyền ở hai tỉnh lỵ, vừa huy động thêm quần chúng trợ lực cho cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội.

- Ngày 19-8-1945, từ sáng sớm cả Hà Nội đã đỏ rực cờ cách mạng. Theo kế hoạch, hàng vạn nông dân và dân nghèo được tập hợp thành đội ngũ, từ Hạ Yên Quyết, Giáp Nhất, Trung Kính, các làng Mọc, Yên Lãng, Thịnh Quang, kéo ra Ngã Tư Sở, tiến lên chiếm trụ sở Đại lí Hoàn Long, trước khi vào nội thành. Phía Cầu Giấy-Dịch Vọng, tự vệ và công nhân xung phong do đồng chí Vi Dân chỉ huy theo đường từ Dịch Vọng-Kim Mã tiến vào nội thành để chiếm Phủ Khâm Sai. Hàng vạn nông dân, thợ thủ công các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng, Mê Linh, Gia Lâm, Đông Anh và các tầng lớp nhân dân ở thị xã Hà Đông giương cao băng, cờ, khẩu hiệu và các loại vũ khí thô sơ…từ các ngả rầm rập tiến vào nội thành, phối hợp với các tầng lớp nhân dân Thủ đô chiếm các vị trí trọng yếu trong thành phố.

- Đến tối 19-8-1945, các cơ quan quan trọng của chính quyền bù nhìn đã về tay cách mạng. Việt Minh hoàn toàn làm chủ thành phố. Hà Nội bừng sáng trong mầu cờ đỏ. Cuộc khởi nghĩa ở trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của cả nước đã hoàn toàn thắng lợi.

- Ở Hà Đông, sau 11 ngày (từ ngày 16 đến 27-8-1945) đấu tranh sôi nổi và quyết liệt, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện, thị xã đã giành thắng lợi hoàn toàn.

- Ở Sơn Tây, từ ngày 17 đến ngày 25-8-1945, Đảng bộ Sơn Tây đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã và các phủ huyện. Đầu tháng 9-1945 cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi trên phạm vi toàn tỉnh. Hệ thống chính quyền các cấp được thành lập.

- Ngày 22-8-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại số 48 Hàng Ngang đã quyết định: Chỉ thị cho các nơi tiếp tục giành chính quyền theo phương thức của Hà Nội, phải làm nhanh không thể chậm được; mở rộng ngay Mặt trận dân tộc giải phóng Việt Nam tức Chính phủ lâm thời để tiếp thu một số nhân sĩ mới; tổ chức một cuộc mít tinh để nói vắn tắt chính sách của Chính phủ lâm thời…

- Ngày 23-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu về đến Phú Thượng (nay thuộc quận Tây Hồ) ở tại nhà ông Công Văn Kha, sau đó ngày 25-8-1945, Người vào nội thành ở 48 Hàng Ngang, nhà của ông bà Trịnh Văn Bô. Tại đây Người đã viết Bản Tuyên ngôn độc lập.

- Ngày 2-9-1945, Ủy ban dân tộc giải phóng chính thức đổi thành Chính phủ lâm thời ra mắt đồng bào. Nhân dân Hà Nội-Hà Đông-Sơn Tây và các tỉnh phụ cận dồn tụ về quảng trường Ba Đình dự Lễ độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời tuyên bố trước đồng bào cả nước và nhân dân toàn thế giới Bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 21-8-1945, Thường vụ Xứ ủy họp quyết định điều động cán bộ, kiện toàn cơ quan Đảng và tổ chức bộ máy chính quyền ở Hà Nội. Ngày 25-8-1945, Xứ ủy chỉ định đồng chí Trần Quang Huy (Nguyễn Huy Khôi) làm Bí thư và tăng cường cho Thành ủy một số cán bộ. Nhưng một thời gian ngắn sau đó, đồng chí Trần Quang Huy được Xứ ủy giao công tác đặc biệt. Đồng chí Trần Danh Tuyên được cử làm Bí thư. Đến tháng 10-1945, Xứ ủy lại điều động đồng chí Trần Danh Tuyên đi công tác khác, đồng chí Hoàng Tùng được cử về làm Bí thư. Tháng 12-1945, đồng chí Trần Quang Huy trở lại làm Bí thư Thành ủy.

- Đến 30-8-1945, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chính thức được thành lập. Bác sĩ Trần Duy Hưng được cử làm Chủ tịch; đồng chí Khuất Duy Tiến làm Phó Chủ tịch.

- Ở Hà Đông, tháng 10-1945 đồng chí Phạm Văn Kính, Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông chuyển công tác, đồng chí Bùi Quang Tạo được Trung ương cử về làm Bí thư Tỉnh ủy. Đến cuối năm 1945 đồng chí Bùi Quang Tạo chuyển lên tỉnh Sơn Tây là Bí thư, Trung ương cử đồng chí Đỗ Mười làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông.

- Ở Sơn Tây, cuối năm 1945 đồng chí Lê Quang Hòa, Bí thư tỉnh ủy chuyển công tác, Trung ương điều đồng chí Bùi Quang Tạo về làm Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây.

II. Đảng bộ Hà Nội xây dựng bảo vệ chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954.

- Ngày 2-9-1945, Ủy ban dân tộc giải phóng chính thức đổi thành Chính phủ lâm thời ra mắt đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời tuyên bố trước đồng bào cả nước và nhân dân toàn thế giới Bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Ngày 2-3-1946, Quốc hội khóa I họp đã chính thức bầu ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

- Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký hiệp định sơ bộ với đại diện Chính phủ Pháp.  Hiệp định sơ bộ cho Pháp được đóng 15.000 quân ở nhiều thành phố và thị xã trên miền Bắc nước ta. Ở Hà Nội 1.200 quân Pháp được phép đóng ở những vị trí đã qui định.

- Ở Hà Đông - Sơn Tây, tháng 4-1946, theo quyết định của Quốc hội và Chính phủ, các địa phương tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh và xã, trên cơ sở đó chính thức cử ra Ủy ban hành chính.

- Tháng 11-1946, theo quyết định của Trung ương Đảng, cả nước chia thành XII chiến khu, Thành phố Hà Nội thuộc chiến khu XI. Khu ủy, Ủy ban bảo vệ và Bộ chỉ huy Mặt trận khu XI được đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Trung ương, xúc tiến mọi mặt công việc chuẩn bị kháng chiến ở Thủ đô. Đồng chí Nguyễn Văn Trân được cử làm Bí thư Khu ủy, kiêm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Khu XI. Hệ thống tổ chức Đảng cấp cơ sở cũng được kiện toàn theo các Liên khu nội thành và các khu ngoại thành; cấp cơ sở có 17 chi bộ khu phố và chi bộ các làng xã.

- Thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 18-19/12/1946 ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị tại Vạn Phúc (Hà Đông) đã phân tích điều kiện và triển vọng cuộc kháng chiến của nhân dân ta và quyết định cả nước đứng lên kháng chiến lâu dài chống thực dân pháp xâm lược.

- Tiếp đó ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dân: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”.

- Ngày 25-12-1946, trước tình hình mới Trung ương quyết định sáp nhập Hà Nội vào chiến khu II gồm 9 tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Mặt trận Hà Nội là khu vực tiền phương của chiến khu II.

- Ngày 17-2-1947, Trung đoàn Thủ đô rút lên Việt Bắc để bảo đảm lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Hà Nội bị địch chiếm đóng, cuộc kháng chiến của quân dân Thủ đô bước vào giai đoạn mới.

- Tháng 5-1947, để mở rộng hậu phương cho mặt trận Hà Nội. Khu XI sáp nhập thêm tỉnh Hà Đông, Sơn Tây. Tiếp đó, để thúc đẩy việc xây cơ sở trong lòng Hà Nội, tháng 9-1947, Khu ủy XI quyết định lập lại Thành ủy Hà Nội để lãnh đạo quân dân Hà Nội trở về thành phố gây dựng lại cơ sở đảng và các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang. Đồng chí Đào Văn An (tức Nguyễn Văn Đào) làm Bí Thư Thành ủy.

- Đến tháng 11-1947, đồng chí Lê Quang Đạo, Phó Bí thư khu ủy XI được cử về làm Bí Thư Thành ủy thay đồng chí Đào Văn An được Trung ương cử đi nhận nhiệm vụ khác.

- Theo nghị quyết của Liên khu ủy III, tháng 5-1948 Hà Nội sáp nhập với Hà Đông thành liên tỉnh Lưỡng Hà. Liên khu ủy đã chỉ định liên tỉnh lâm thời của Lưỡng Hà gồm 10 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết, do đồng chí Lê Quang Đạo làm Bí thư.

- Ngày 1-10-1948, Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo tách Hà Nội ra khỏi Lưỡng Hà, thành lập Khu đặc biệt do Liên khu ủy III phụ trách.

- Ngày 20-11-1948, Thành ủy Hà Nội chính thức được thành lập lại, đồng chí Lê Quang Đạo làm Bí thư. Trong khoảng thời gian rất ngắn, từ tháng 9-1947 đến tháng 10-1948, đây là lần thứ hai Thành ủy Hà Nội được tái lập.

- Do vị trí chiến lược trọng yếu của Hà Nội, ngày 11-5-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh đặt Ủy ban kháng chiến Hà Nội trực thuộc Chính phủ; Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo Đặc khu Hà Nội. Đồng chí Trần Quốc Hoàn được Trung ương Đảng cử về làm Bí thư, đồng chí Khuất Duy Tiến, Nguyễn Văn Phương là Ủy viên Thường vụ, đồng chí Phùng Thế Tài được cử phụ trách quân sự, chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Mặt trận Hà Nội.

- Ngày 7-5-1954, thực dân Pháp đại bại ở chiến trường Điện Biên Phủ đã làm thay đổi cục diện chiến trường, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quân dân cả nước xốc tới giành thắng lợi to hơn nữa.

- Đến ngày 20-7-1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết...Theo quy định, ngày 6-10-1954, toàn bộ quân đội Pháp rút khỏi thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Đông được giải phóng hoàn toàn.

- Ở Sơn Tây, ngày 27-7-1954, lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Theo quy định, sĩ quan, binh lính địch rút về tập kết tại Quảng Oai, thị xã Sơn Tây để chuẩn bị rút toàn bộ khỏi Sơn Tây vào ngày 5-8-1954.

- Ngày 6-9-1954, Trung ương Đảng cử đồng chí Trần Quốc Hoàn về làm Bí thư Đảng ủy tiếp quản kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội; đồng thời, bổ sung các đồng chí Trần Danh Tuyên, Vương Thừa Vũ, Lê Quốc Thân, Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng vào Ban chấp hành Đảng bộ để đảm đương trách nhiệm quan trọng đối với Thủ đô cũng như đối với cả nước, lãnh đạo công tác tiếp quản thắng lợi.

III. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo nhân dân xây dựng XHCN,  đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bảo vệ Thủ đô, chi viện tiền tuyến lớn để góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1954 – 1975.

- Thời kỳ khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội 1954 – 1965, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, đời sống nhân dân nhất là nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn, điện nước thiếu, nhà ở khan hiếm, cơ sở y tế sơ sài. Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo nhân dân Thủ đô xây dựng chính quyền, ổn định mọi mặt của Thành phố; hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất ở ngoại thành và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa của Thủ đô.

- Ngày 17/10/1954, Hội nghị BCH Đảng bộ do đồng chí Trần Quốc Hoàn, Bí thư TU chủ trì đã kiểm điểm tình hình tiếp quản và tiếp tục hoàn thành công việc tiếp quản, làm tốt công tác quản lý thành phố, nhanh chóng khôi phục mọi mặt hoạt động của nhân dân. Ủy ban quân chính do đồng chí Vương Thừa Vũ làm chủ tịch, đẩy mạnh công tác trật tự trị an, nắm chắc tình hình địch, tiến hành thu hồi vũ khí, trấn áp những hoạt động phá hoại của địch. Giao thông thành phố được giữ vững, xe điện đảm bảo vận chuyển hành khách bình thường, các tuyến đường bộ, đường thủ giữa Hà Nội với các tỉnh vẫn thông suốt. Ngày 30/10/1954, chuyến xe lửa Hà Nội-Hải Dương bắt đầu chạy.

- Ngày 1/1/1955, nhân dân Hà Nội họp mít tinh lớn ở quảng trường Ba Đình, thay mặt đồng bào cả nước chào mừng chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương và chính phủ về lại Thủ đô.

- Tháng 9/1955, tổ chức hành chính được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Hà Nội chia làm 4 quận 1, 2, 3, 4. Mỗi quận do Ban quản lý hành chính quận phụ trách. Dưới quận có 36 khu phố, dưới khu phố có các ban đại biểu dân phố và ban bảo vệ dân phố là những tổ chức nhân dân lập ra để tự giải quyết những vấn đề thuộc lợi ích chung.

- Tháng 9/1955, thành phố tiến hành làm thí điểm cải cách ruộng đất ở 5 xã: Thái Hà, Nhật Tân, Phú Mỹ, Ngọc Hà và Vĩnh Tuy.

- Từ ngày 12 đến 15/10/1955, Thành ủy Hà Nội họp bàn về nhiệm vụ cải cách ruộng đất đã nhận định: tính chất chiếm hữu ruộng đất và thành phần xã hội ở nông. Sau Hội nghị Thành ủy, ngày 13/11/1955, UBHC thành phố ra quyết định thành lập ủy ban cải cách ruộng đất gồm 11 người do đồng chí Trần Danh Tuyên làm Chủ tịch và lập Đoàn cải cách ruộng đất gồm 185 người.

Thắng lợi cơ bản của cải cách ruộng đất là đem lại ruộng đất cho nông dân. Song quá trình thực hiện Hà Nội cũng mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, nhiều nơi cố tìm mọi cách quy cho được số địa chủ theo tỷ lệ đã định. Trong chỉ đạo không nắm vững tính chất phức tạp của nông thôn ngoại thành, nên đã phát động cải cách ruộng đất ở cả những nơi đã và đang thành thị hóa…xử lý tràn lan làm nhiều người bị oan trong đó có một số cán bộ, đảng viên, gia đình có công với cách mạng, có con em tham gia bộ đội, tham gia kháng chiến và một số thương gia, gia đình lao động thành thị; trưng mua đất và tài sản không đúng với đối tượng; diện tích và sản lượng lên quá cao; tình trạng đấu tố diễn ra tràn lan.

- Tháng 11/1956, Thành ủy Hà Nội đã họp Hội nghị mở rộng về vấn đề sửa sai trong cải cách ruộng đất. Sau khi đánh giá kết quả đạt được, Hội nghị nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, thiếu sót trong cải cách ruộng đất ở ngoại thành và đề ra chủ trương, nhiệm vụ, tổ chức chỉ đạo công tác sửa sai.

- Đầu tháng 7/1957, Hội nghị Thành ủy mở rộng, kiểm điểm công tác sửa sai cải cách ruộng đất ở ngoại thành đã khảng định. Công tác sửa sai kết thúc thắng lợi làm cho cải cách ruộng đất ở ngoại thành được hoàn thành tốt. Ngày 9/7/1957, Thành ủy mở Hội nghị tổng kết công tác sửa sai ở ngoại thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi 15 huy hiệu của Người tặng cho những cán bộ gương mẫu.

- Đến năm 1957, toàn Đảng bộ có 295 chi bộ với 7.400 đảng viên, trong đó có 2.721 đảng viên ở các nhà máy xí nghiệp.

- Ngày 17/10/1957, Hội nghị Thành ủy về công tác phát triển đảng xác định: củng cố các tổ chức cơ sở đảng là chính, phát triển đảng ở những nơi cần thiết và có điều kiện, trọng tâm là các xí nghiệp quốc doanh. Ngày 24/10/1957, báo Thủ đô Hà Nội cơ quan ngôn luận của Đảng bộ ra số đầu tiên. Cùng với các báo của Trung ương: Nhân dân, Quân đội, đài truyền thanh Hà Nội, Báo Thủ đô Hà Nội trở thành phương tiện góp phần truyền bá sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô.

- Ngày 24/11/1957, các tần lớp nhân dân Thủ đô, phấn khởi tham gia bầu cử HĐND thành phố. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên sau ngày thủ đô giải phóng. Trên 97% cử tri đã đi bỏ phiếu, HĐND được bầu ra với trên 100 đại biểu đủ các ngành, các giới. Kỳ họp thứ nhất HĐND đã bầu UBHC thành phố gồm 11 vị do Bác sĩ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch.

Sau hơn 3 năm giải phóng, mặc dù còn nhiều khó khăn, được sự chỉ đạo trực tiếp, kịp thời của Trung ương Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của Thủ đô.

- Thực hiện nghị quyết của Trung ương trên cơ sở phân tích tình hình, đặc điểm Hà Nội. Từ ngày 21-4 đến ngày 30-4-1959, Đảng bộ thành phố họp Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ tại nhà hát lớn. Theo chỉ thị của trung ương Hội nghị này có ý nghĩa như một Đại hội Đại biểu của Đảng bộ. Về dự hội nghị có 236 đại biểu thay mặt cho 12.000 đảng viên toàn Đảng bộ. Các đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Văn Trân, Trần Quốc Hoàn nguyên Bí thư thành ủy đã về dự Hội nghị.

Ngày 25-4-1959, Hội nghị vô cùng phấn khởi được đón Chủ tịch Hồ CHí Minh tới thăm và nói chuyện với đồng bào chiến sĩ Thủ đô. Người nói: “Thủ đô Hà Nội phải làm thế nào để trở thành thủ đô XHCN. Muốn thế, mỗi xí nghiệp, mỗi đơn vị bộ đội, mỗi trường học, mỗi đường phố, mỗi cơ quan và mỗi một nông thôn ngoại thành phải thành một pháo đài của XHCN”. Người còn chỉ rõ: “Đảng viên, đoàn viên thanh niên ở bất cứ đâu, làm bất cứ công việc gì phải thực sự làm gương mẫu…Đảng bộ Hà Nội gương mẫu sẽ góp một phần lớn vào công cuộc đưa miền Bắc tiến lên CNXH, làm cơ sở vững mạnh để đấu tranh giành thống nhất nước nhà”.

- Ngày 5/8/1960, 99,85% cử tri đã nô nức tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa II, Hà Nội đã bầu 30 đại biểu trong tổng số 362 đại biểu của Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất 99,92%, tại đơn vị bầu cử khu phố Ba Đình.

Nhìn lại trong 3 năm 1958-1960, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã phấn đấu gian khổ khắc phục khó khăn, căn bản hoàn thành thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở thành phố, đặt nền tảng đầu tiên cho việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

- Từ 25-2 đến 2-2-1961, Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng bộ Thành phố họp tại Nhà hát lớn, dự Đại hội có 310 đại biểu thay mặt cho hơn 2 vạn đảng viên.

Ban chấp hành mới do Đại hội bầu gồm 40 ủy viên, trong đó có 30 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Văn Hoan làm Bí thư; các đồng chí Nguyễn Thọ Chân, Trần Minh Việt, Trần Anh Liên làm Phó Bí thư Thành ủy. Sau một thời gian ngắn, đồng chí Nguyễn Lam được Bộ Chính trị quyết định làm Bí thư Thành ủy thay Hoàng Văn Hoan.

- Ngày 26-3-1961, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố, khóa II thực sự là ngày hội của quần chúng; 99,85% số cử tri Hà Nội tham gia bầu cử. Với thắng lợi của cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân, chính quyền Thành phố được xây dựng củng cố vững vàng.

- Từ ngày 1 đến ngày 8-7-1963, Đại hội đại biểu lần thứ III Đảng bộ Thành phố được tiến hành tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, dự Đại hội có 240 đại biểu thay mặt cho 65.000 đảng viên. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ mới gồm 29 ủy viên chính thức, 6 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu lại làm Bí thư Thành ủy, các đồng chí Nguyễn Tuân, Trần Sâm, Trần Vĩ được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.

- Năm 1964, sau những thất bại ngày càng lớn ở miền Nam, đế quốc Mỹ đẩy mạnh các hoạt động phá hoại miền Bắc, dùng máy bay trinh sát và tàu chiến xâm phạm vùng trời, vùng biển miền Bắc để khiêu khích và thu thập tình báo, chuẩn bị mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Trước tình hình phức tạp và hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, ngày 27-3-1964, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị chính trị đặc biệt. Người thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân cảnh cáo đế quốc Mỹ và tay sai của chúng: “Nếu chúng liều lĩnh đụng đến miền Bắc, thì nhất định chúng sẽ bị thất bại thảm hại…”.

- Giữa năm 1964, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hà Nội đã ra Nghị quyết đẩy mạnh cao trào thi đua “mỗi người làm một việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”.

- Ngày 9-8-1964, Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng” với 26 vạn thanh niên tham gia, từ đó nhanh chóng trở thành phong trào thanh niên rộng lớn trên toàn miền Bắc lên đường chiến đấu giết giặc.

- Cùng với đẩy mạnh sản xuất, nhiều nhà máy mới được xây dựng ở Thủ đô. Đó là nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông, phân lân Văn Điển, Dệt 8-3…Đại tu ô tô Cự Chính, điện khí Thống Nhất, cơ khí Mai Động, cơ khí Kim Mã, xưởng nông cụ Đông Anh, xưởng cao su tái sinh…, mở rộng và tăng thiết bị cho một số xí nghiệp thuộc ngành cơ khí, dệt, giày vải thuộc Hà Nội quản lý.

Thời kỳ vừa sản xuất vừa chiến đấu, góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc (1965 -1975)

- Ngày 15-8-1965, Thường vụ Thành ủy quyết định chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế sang thời chiến nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đời sống và chiến đấu phòng không… giữ vững ổn định và đảm bảo đời sống, chi viện cho tiền tuyến.

- Ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quân và dân cả nước. Đáp ứng yêu cầu của tiền tuyến tổng tiến công và nổi dậy, Hà Nội đã giao số quân bằng cả hai năm 1966 và 1967 cộng lại. Ngành công nghiệp Thủ đô đã động viên 1/3 lực lượng biên chế vào bộ đội. Nhiều xã ngoại thành mỗi năm có hàng trăm thanh niên lên đường.

- Từ ngày 8 đến 14-4-1968, tại Câu lạc bộ Lao động Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ Thành phố được tiến hành, 312 đại biểu thành phố thay mặt cho hơn 52.000 đảng viên của Đảng bộ về dự. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đã về dự và nói chuyện với Đại hội… Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ mới gồm 31 ủy viên, trong đó có 24 ủy viên chính thức. Đồng chí Nguyễn Văn Trân được bầu lại làm Bí thư Thành ủy, các đồng chí Trần Sâm, Trần Vĩ được bầu lại làm Phó Bí thư.

- Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu qua đời cùng với cả nước và bạn bè năm châu, Đảng bộ, nhân dân Hà Nội tỏ rõ niềm thương tiếc vô hạn đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Nhà nhà rủ băng tang, người người lặng lẽ, đau buồn, thương tiếc. 17 vạn người đến viếng linh cữu và hàng chục vạn người đến viếng ảnh Người ở quảng trường Ba Đình. Sáng ngày 9-9-1969, hơn 10 vạn cán bộ, nhân dân Thủ đô cùng bộ đội và nhân dân cả nước, các đoàn đại biểu tế đã dự lễ truy điệu vĩnh biệt người với lòng thành kính và biết ơn vô hạn. Khắp các khu phố, hàng chục vạn người đứng lặng lẽ bên loa phóng thanh theo dõi buổi lễ với niềm xúc động sâu sắc.

- Từ ngày 19-4 đến 23-4-1971, Đại hội lần thứ V Đảng bộ Thành phố đã tiến hành tại Câu lạc bộ Lao động, 430 đại biểu thay mặt cho hơn 61.000 đảng viên của Đảng bộ về dự. Đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã về dự Đại hội. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ gồm 21 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Trân được bầu làm Bí thư Thành ủy, các đồng chí Trần Vĩ, Trần Sâm được bầu làm Phó Bí thư.

- Giữa lúc thành phố đang nỗ lực phấn đấu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm tạo ra những chuyển biến mới… thì giặc Mỹ lại mở cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đánh phá miền Bắc. Cả thành phố lại bước vào cuộc đọ sức quyết liệt. Ngày 3-2-1972, Thường vụ Thành ủy quyết định đưa một số đơn vị trực chiến và xác định nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Thủ đô.

Đến ngày 4-12-1972, Thành phố có hơn 40 vạn hố cá nhân, hơn 90.000 hầm tập thể và gần 45.000km hào giao thông. So với trước số lượng hầm đã giảm một tỷ lệ đáng kể, nhưng cũng đảm bảo chỗ trú ẩn cho 90 vạn người.

- Đêm mở đầu, Hà Nội bắn rơi một chiếc B52 và 2 máy bay phản lực F4. Chiếc B52 phơi xác ngay trên cánh đồng Phù Lỗ (Đông Anh), 3 giặc lái Mỹ bị bắt sống. Đây là chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên chiến trường Việt Nam. Trong trận đầu, quân và dân miền Bắc đã diệt 7 máy bay Mỹ, trong đó có 3 chiếc B52, 1 chiếc F111. Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam sau 9 phút ngừng lại vang lên tiếng nói dõng dạc báo tin chiến thắng và tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ trước toàn thế giới.

- Ngày 28-12, đồng chí Nguyễn Văn Trân, Bí thư Thành ủy chủ trì cuộc họp đột xuất tại 62 Trần Quốc Toản, để rút kinh nghiệm những hoạt động của thành phố từ 18 đến 28-12 và đề ra biện pháp cấp bách bảo đảm cho chiến đấu và phòng tránh lâu dài. Thường vụ quyết định khẩn trương củng cố hệ thống còi, loa báo động, thông tin liên lạc, đài quan sát từ thành phố xuống cơ sở thôn, xã; động viên cao nhất lực lượng cứu sập, cứu hỏa, cứu thương, tăng cường tổ chức các đội mũi nhọn cơ động khắc phục hậu quả những nơi bị tàn phá nặng.

Góp sức với Hà Nội chiến thắng còn có bộ đội và các địa phương, các tỉnh tổ chức chiến đấu bảo vệ Hà Nội từ xa, hiệp đồng chiến đấu, bủa vây lưới lửa tiêu diệt địch. Nhân dân các tỉnh Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hải Dương… giúp đỡ, cưu mang hàng chục vạn bà con Hà Nội về sơ tán. Đặc biệt, tỉnh Hà Tây đã gấp rút bố trí được 2.000 giường bệnh chăm sóc các nạn nhân sau khi giải phẫu và các nạn nhân cấp cứu.

- Từ ngày 8 đến ngày 12-4-1974 tại câu lạc bộ Lao động, Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ Thành phố họp gồm 516 đại biểu chính thức thay mặt cho hơn 64.000 đảng viên. Đại hội đã biểu dương cố gắng, sự phấn đấu hy sinh to lớn của toàn Đảng bộ và quân dân Thủ đô đã chiến thắng thiên tai, địch họa mà đỉnh cao là đánh thắng trận tập kích bằng máy bay B52 cuối tháng 12-1972 của đế quốc Mỹ.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ mới gồm 51 ủy viên, 35 ủy viên chính thức và 16 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư Thành ủy,các đồng chí Trần Sâm, Trần Vĩ được bầu lại làm Phó Bí thư Thành ủy.

- Ngày 30-4-1975, khi Đài Tiếng nói Việt Nam báo tin Sài Gòn giải phóng, cả Hà Nội đã xuống đường. Suốt những ngày này thành phố rợp cờ hoa và tiếng pháo nổ, hàng chục vạn người đã tràn ngập khắp các phố phường mừng thắng lợi. Ngày 15-5, 70 vạn nhân dân Hà Nội đã mít tinh tại sân vận động Hàng Đẫy, gò Đống Đa, quảng trường nhà hát thành phố, vườn hoa Thống Nhất, vườn hoa Hàng Đậu và khắp các xã ngoại thành chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng.

- Đến năm 1975, Hà Nội đã có 69.207 đảng viên, chiếm 5% dân số với 1.138 chi bộ, đảng bộ cơ sở.

Thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cả nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội lại nỗ lực cùng cả nước phấn đấu vươn lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thống nhất xã hội chủ nghĩa.

IV. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo nhân dân khôi phục và xây dựng CNXH và bảo vệ Thủ đô 1976 -1986.

- Thời kỳ khôi phục kinh tế: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi đó đã kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm đấu tranh giành độc lập tự do, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước. Non sông thu về một mối, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Ngay sau ngày đất nước thống nhất, Ban Thường vụ Thành ủy ra Thông tri số 11-TT/TU ngày 3/5/1975 và Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 25/5/1975 nêu rõ định hướng và giải pháp nhằm ổn định tư tưởng; chuyển hướng nhiệm vụ, động viên và tổ chức quần chúng đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất, xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa, và chi viện cán bộ, các nguồn lực cần thiết giúp các tỉnh phía Nam mau chóng ổn định tình hình sau giải phóng.

- Ngày 29/9/1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) ra Nghị quyết về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, nêu rõ mục tiêu: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh,                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”; “Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”.

- Ngày 25/4/1976, cử tri Hà Nội cùng cử tri cả nước nô nức thực hiện quyền công dân, tham gia bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất.

- Ngày 02/7/1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô Hà Nội.

- Ngày 20/9/1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về quy hoạch, cải tạo và xây dựng Thủ đô Hà Nội. Nghị quyết nêu rõ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật; đồng thời là trung tâm kinh tế quan trọng, trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội phải được xây dựng thành một thành phố tiêu biểu cho chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta, vừa có tính hiện đại, vừa có tính dân tộc, làm chỗ dựa cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của cả nước. Nghị quyết Bộ Chính trị là nguồn cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ nhân dân Hà Nội trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm (1976- 1980).

- Ngày 28/4/1976, Thường vụ Thành ủy ra Nghị quyết về xây dựng nhà ở trong kế hoạch 5 năm (1976-1980), chỉ tiêu phấn đấu đến 1980 đạt bình quân 3m2/người.

- Từ ngày 12 đến ngày 22/11/1976, tại Câu lạc bộ Lao động đã diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng bộ Thành phố Hà Nội (vòng I).

- Từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Đại hội đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta... Đại hội còn vạch ra đường lối kinh tế và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế văn hóa trong thời gian 1976- 1980 nhằm hai mục tiêu cơ bản, vừa cấp bách vừa bảo đảm nhu cầu đời sống nhân dân, đồng thời tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Việt Nam.

- Từ ngày 25/5 đến 2/6/1977, tại Câu lạc bộ Lao động (nay là Cung văn hóa – thể thao Thanh niên) đã diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng bộ Thành phố Hà Nội (vòng 2). Về dự Đại hội có 639 đại biểu, thay mặt cho gần 70.000 đảng viên toàn đảng bộ. Đại hội xác định “Xây dựng Đảng bộ vững mạnh, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tăng cường hiệu lực của hệ thống chuyên chính vô sản, tiền hành đồng thời 3 cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh cao trào cách mạng của quần chúng, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Hà nội thành đô thị hiện đại, văn minh và giàu đẹp, xứng đáng với dân tộc với đất nước”1.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ VII gồm 44 đồng chí, trong đó có 43 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Trước Đại hội, đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư Thành ủy được Trung ương Đảng điều đi nhận công tác mới. Tại kỳ họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu ra Ban Thường vụ Thành ủy gồm 13 đồng chí. Đồng chí Lê Văn Lương, Ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Bí thư Thành ủy. Các đồng chí Trần Vỹ, Trần Sâm, Nguyễn Đông được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.

- Ngày 13/5/1978, được phép của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố có quyết định thực hiện thí điểm lập chính quyền cơ sở quy mô một vạn dân ở 4 tiểu khu: Cửa Nam (Hoàn Kiếm), Thụy Khuê (Ba Đình – nay thuộc Tây Hồ), Kim Liên (Đống Đa), Bạch Mai (Hai Bà Trưng).

- Ngày 14/12/1978, Bộ Chính trị quyết định mở rộng ngoại thành Hà Nội. Ngày 29/12/1978, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 đã phê chuẩn mở rộng Hà Nội lần thứ hai, sáp nhập thêm 5 huyện, 1 thị xã của Hà Sơn Bình, 2 huyện của tỉnh Vĩnh Phú. Hà Nội lúc này có 11 huyện, 1 thị xã là Sóc Sơn, Mê Linh, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây, gồm 275 xã, 12 thị trấn; và 4 khu phố: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tổng dân số gần 2.500.000 người trong đó ngoại thành có 1.258.000 người.

- Trong giai đoạn từ 1975 đến đầu năm 1980, trong lúc nhân dân Hà Nội cùng nhân dân cả nước phấn khởi sống trong hòa bình, độc lập, ra sức phấn  thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VII thì đã diễn ra chiến tranh ở hai đầu biên giới. Đất nước trong tình thế vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh. Đồng thời lúc này theo quyết định của Trung ương, ngoại thành được mở rộng lần thứ hai, vừa tạo thuận lợi cho Hà Nội xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, vừa đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Trước tình hình mới, Ban thường vụ Thành ủy ra Chỉ thị số 20, ngày 7/3/1979, Chỉ thị số 22, ngày 26/4/1979, về việc tăng cường công tác quân sự địa phương trong tình hình mới khẳng định: “Quân và dân Thủ đô phải quyết tâm làm tròn nhiệm vụ phòng thủ Thủ đô một cách kiên cường, vững chắc, lâu dài, bất khả xâm phạm trong mọi tình huống, mọi quy mô của chiến tranh.  Cùng ngày 7/3/1979, Hội đồng nhân dân thành phố họp phiên bất thường và ra Nghị quyết về nhiệm vụ của quân, dân Thủ đô trong tình hình mới.

- Từ ngày 5 đến ngày 10/2/1980 tại Câu lạc bộ Lao động (nay là Cung văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội – phố Tăng Bạt Hổ). Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ VIII được tiến hành Có 691 đại biểu thay mặt cho hơn 13961 đảng viên trong toàn đảng bộ về dự Đại hội.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành mới gồm 49 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết. Trước Đại hội, đồng chí Lê Quang Đạo, Bí thư Trung ương Đảng được cử về làm Phó Bí thư Thành ủy, đồng chí Trần Sâm được Trung ương điều đi công tác khác. Ngày 01/3/1980 Hội nghị Thành ủy đã họp phiên thứ nhất, bầu Ban Thường vụ gồm 14 đồng chí. Đồng chí Lê Văn Lương, Ủy viên Bộ Chính trị được bầu lại làm Bí thư Thành ủy. Các đồng chí Lê Quang Đạo, Trần Vỹ được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.

- Ngày 26/4/1981, 97,9% cử tri toàn thành phố bầu đại biểu Quốc hội khóa VII, Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII. Với tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, các cử tri đã lựa chọn được 160 đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố. Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII đã bầu Ủy ban nhân dân thành phố, do đồng chí Trần Vỹ làm Chủ tịch.

- Từ ngày 11/1 đến 16/1/1982 tại Câu lạc bộ Lao động (Cung văn hóa thể thao thanh niên) Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IX (vòng 1) tiến hành góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của Trung ương và bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng. Về dự có 704 đại biểu thay mặt cho hơn 130.000 đảng viên. Các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt và 5 đồng chí khác được Trung ương giới thiệu về ứng cử đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội.

- Từ ngày 11/6 đến 16/6/1983, Đại hội đại biểu lần thứ IX Đảng bộ Thành phố Hà Nội (vòng 2) được tiến hành tại Hội trường Ba Đình. Về dự Đại hội có 622 đại biểu, thay mặt cho hơn 130.000 đảng viên toàn đảng bộ1. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, Hoàng Quốc Việt đã tới dự lễ khai mạc Đại hội. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ thứ IX gồm 51 đồng chí ủy viên chính thức, 4 ủy viên dự khuyết.

Ngày 18/6/1983, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã họp phiên thứ nhất bầu Ban Thường vụ gồm 16 đồng chí; đồng chí Lê Văn Lương được bầu lại làm Bí thư Thành ủy. Đồng chí Lê Quang Đạo, đồng chí Trần Quốc Hương được Trung ương điều chuyển công tác, đồng chí Trần Vỹ, đồng chí Trần Tấn được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.

- Từ ngày 28 đến 31/10/1983, Hội nghị Thành ủy đã bàn sâu về công tác lưu thông phân phối và đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 21/11/1983 về “Một số vấn đề cấp bách lập lại trật tự trong phân phối, lưu thông, tăng cường thương nghiệp, xã hội chủ nghĩa, cải tạo và quản lý thị trường Hà Nội”.

- Ngày 27/6/1985, Ban Thường vụ Thành ủy ra Nghị quyết 16-NQ/TU, thực hiện chuyển lương hiện vật thành tiền theo giá mới vào lương đối với cán bộ công nhân viên chức thuộc diện Thành phố quản lý. Từ 1/8/1985 sau khi làm thí điểm ở huyện Mê Linh, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ký văn bản chất dứt việc bán theo giá cung cấp; thực hiện việc chuyển lương hiện vật thành tiền theo giá kinh doanh thương nghiệp đối với 10 mặt hàng thiết yếu theo tiêu chuẩn định lượng.

- Ngày 21/4/1985, đông đảo cử tri Hà Nội nô nức đi bầu đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX. Tại kỳ họp thứ nhất, 150 đại biểu trúng cử Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX đã bầu UBNDTP do đồng chí Trần Vỹ làm Chủ tịch.

V. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới 1986- 2000.

- Ngày 17 đến 23/10/1986, Đại hội Đại biểu lần thứ X Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã được tiến hành tại Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô. Tới dự Đại hội có 709 đại biểu chính thức (trong đó có 700 đại biểu do các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy bầu đi dự Đại hội và 9 đồng chí do BCH Trung ương Đảng giới thiệu về ứng cử làm đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng). Đại hội vinh dự được các đồng chí: Trường Chinh, Tổng Bí thư BCH TW Đảng, Chủ tịch HĐNN; đồng chí Phạm Văn Đồng, UVBCT, Chủ tịch HĐBT; đồng chí Nguyễn Văn Linh, UVBCT, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch danh dự UBTWMTTQ VN tham gia Đoàn Chủ tịch Đại hội.

Đại hội bầu BCH Đảng bộ Thành phố khóa X gồm 51 đồng chí Ủy viên chính thức, và 14 đồng chí Ủy viên dự khuyết; bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc với 68 đại biểu tiêu biểu cho trí tuệ tập thể của Đảng bộ Thủ đô. Ngày 01/11/1986, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa X họp phiên thứ nhất đã bầy Ban Thường vụ Thành ủy gồm 14 đồng chí: bầu đồng chí Nguyễn Thanh Bình là Bí thư Thành ủy, các đồng chí Nguyễn Công Tạn, Trần Hoàn, Trần Tấn là Phó Bí thư Thành ủy.

- Ngày 3/11/1987, Hội nghị lần thứ 6 Thành ủy (khóa X) đã thông qua kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Thông tri của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Kế hoạch của Thành ủy đã xác định những nhiệm vụ cơ bản cấp bách thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, tập trung và trọng tâm: nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, kiên quyết đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng; sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gắn với rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ các cấp.

- Từ 12 đến 14/4/1988), Thành ủy họp phiên thứ 8 quyết định phương hướng, biện pháp cấp bách thực hiện các chương trình kinh tế lớn của Thủ đô, giải quyết vấn đề lương thực của thành phố.

- Trong 6 tháng cuối năm 1988, liên tiếp trong hai kỳ họp lần thứ 9 (từ 7 đến 9/7/1988) và lần thứ 10 (từ ngày 2 đến 4/11/1988) Thành ủy đã bàn và thông qua kế hoạch quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VI) về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng”. Tháng 10/1988, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy được Trung ương điều động làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương; đồng chí Phạm Thế Duyệt, Bí thư Trung ương Đảng được Trung ương điều động về làm Bí thư Thành ủy.

-  Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố họp từ ngày 21 đến 25/2/1989 để kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ Thành phố; xác định những mục tiêu, biện pháp lớn để thực hiện nhiệm vụ hai năm 1989 - 1990. Hội nghị nhất trí thông qua 6 nhiệm vụ then chốt cần tập trung chỉ đạo trong năm 1989- 1990: Đẩy mạnh sản xuất, trước hết tập trung vào hai chương trình kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển; Nhanh chóng chuyển toàn bộ hoạt động kinh tế sang hạch toán kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nhiều thành phần; Tạo điều kiện và môi trường để mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài; Tạo một bước chuyển về công tác quản lý đô thị và các hoạt động văn hóa, xã hội của Thủ đô; Tăng cường công tác an ninh và quốc phòng; gắn thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; Xây dựng và phát huy dân chủ, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. Hội nghị đã đánh dấu bước phát triển mới về tư duy nhất là tư duy kinh tế của Thành ủy.

- Để chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2010. Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã trình Bộ Chính trị và Hội đồng Bộ trưởng xin điều chỉnh địa giới Hà Nội. Ngày 24/11/1989, Bộ Chính trị đã xem xét và kết luận:

- Địa giới của thành phố Hà Nội hiện nay không hợp lý, phạm vi ngoại thành quá rộng. Với diện tích ngoại thành gấp 49 lần nội thành, dân số ngoại thành gấp 2 lần nội thành. Hà Nội mang năng tính chất của một tỉnh nông nghiệp. Sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố bị phân tán trải ra trên cả lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn không phù hợp với tính chất và vai trò của Hà Nội là một Thủ đô. Những lý do trước đây được dùng để quyết định mở rộng ranh giới Thủ đô Hà Nội; dự kiến phát triển Hà Nội thành một đơn vị kinh tế công – nông nghiệp, nhấn mạnh đến yêu cầu thành phố tự cân đối một phần quan trọng các nhu cầu phát triển, nay không còn thích hợp.

- Trong tình hình mới, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xây dựng Hà Nội xứng đáng là một Thủ đô, trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật của cả nước, Bộ Chính trị nhất trí cấn điều chỉnh ranh giới ngoại thành Hà Nội, xác định lại địa giới hành chính của thành phố Hà Nội gồm 4 quận nội thành Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa; 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Việc quản lý sân bay quốc tế Nội Bài và một số khu vực lân cận có liên quan, nằm ngoài các huyện ngoại thành nói trên, sẽ có quy chế riêng.

- Các huyện Sóc Sơn, Mê Linh chuyển về tỉnh Vĩnh Phúc quản lý; Huyện Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây chuyển về tỉnh Hà Sơn Bình quản lý.

- Bộ Chính trị giao Hội đồng Bộ trưởng khẩn trương hoàn chỉnh văn bản về vấn đề trên trình Hội đồng Nhà nước và Quốc hội xem xét quyết định trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa VIII (tháng 12/1989). Đây là việc điều chỉnh địa giới một thành phố, không phải việc chia tỉnh, thành phố1

- Để chuẩn bị cơ sở thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Hội nghị lần thứ 14 Thành ủy (họp từ ngày 04 đến ngày 06/12/1989) bàn sâu về chuyên đề quy hoạch và xây dựng Thủ đô; xác định lại quy mô phát triển nội thành tới năm 2010 với diện tích khoảng 9.500 ha, dân số trên dưới 1,3 triệu dân. Hướng phát triển nội thành về phía Tây và Tây bắc thành phố (huyện Từ Liêm, Gia Lâm) và đô thị hóa theo hai tuyến Hà Nội - Hà Đông và Hà Nội - Văn Điển, dọc đường lên Sơn Tây và lên cầu Thăng Long.

- Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, điều hành công cuộc đổi mới. Ở Thành phố, tổ chức cơ quan Đảng thuộc Thành ủy được sắp xếp, bố trí lại từ 14 xuống còn 8 đầu mối, bao gồm 5 Ban Đảng là Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Kinh tế, Văn phòng Thành ủy; 3 đơn vị trực thuộc là Báo Hà Nội mới, Trường Đảng Lê Hồng Phong, Ban Cán sự Đảng các trường Đại học (là tổ chức Đảng cấp trên cơ sở thuộc Thành ủy2.

- Ngày 14/11/1990, Ban Thường vụ Thành ủy họp và quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống tham nhũng thành phố gồm 11 đồng chí do đồng chí Phạm Lợi, UVBTV, Chủ tịch HĐND Thành phố làm trưởng ban.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ Thành phố, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu, mạnh dạn đổi mới tư duy, phong cách làm việc, tổ chức và cán bộ, với quyết tâm xóa bỏ quan liêu bao cấp, chuyển hoạt động kinh tế của thành phố sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Giá trị quan trọng của những năm đầu thực hiện đổi mới chính là ở chỗ, qua quá trình thử nghiệm có kết quả, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô tích lũy được những kinh nghiệm quý, tạo ra những tiền đề cần thiết để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn, tự tin hơn trong những năm tiếp theo.

- Từ ngày 25 đến 29/4/1991, 548 đại biểu của Đảng bộ các cấp đã về dự Đại hội đại biểu lần thứ XI (vòng 1) Đảng bộ Thành phố. Đại hội đã đóng góp ý kiến vào dự thảo 5 văn kiện chuẩn bị trình Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng; bầu 60 đại biểu chính thức và 5 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội Đảng toàn quốc.

- Ngày 16/11/1991 Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ (vòng 2) khai mạc; 438 đại biểu chính thức thay mặt cho 138.794 đảng viên toàn Đảng bộ thành phố về dự.

Đại hội đã bầu  51 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ. Tại phiên họp thứ nhất ngày 21/11/1991, Ban chấp hành Đảng bộ bầu 12 đồng chí vào Ban Thường vụ; đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu lại làm Bí thư; đồng chí Lê Xuân Tùng và đồng chí Phạm Lợi làm Phó Bí thư.

Đại hội lần thứ XI thành công khẳng định niềm tin của nhân dân Thủ đô với Đảng, khẳng định bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí sắt đá của toàn Đảng bộ quyết tâm xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa theo đường lối đổi mới, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.

- Ngày 28/12/1992, Thành ủy đã họp Hội nghị lần thứ 6 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội thành phố năm 1992, khẳng định: thành phố “Giữ vững ổn định chính trị, tiến hành có kết quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Kinh tế có bước chuyển biến khá, thu nhập trong nước trên địa bàn tăng 21,3%, riêng của địa phương Hà Nội tăng 19,5% so với 1991. Cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch tích cực”.

- Sau Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (20 đến 25/1/1994) Hội nghị lần thứ 12 của Thành ủy (họp ngày 21 đến 23/3) đã thông qua kế hoạch và nội dung chuẩn bị cho Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ. Từ ngày 29 đến 31/3/1994, Đảng bộ Thành phố đã tiến hành Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ với sự tham gia của 220 đại biểu. Hội nghị đã bầu bổ sung 8 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XI. Sau Hội nghị giữa nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Thành ủy đã có kế hoạch chỉ đạo các cấp trực thuộc tiến hành Hội nghị giữa nhiệm kỳ.

Giai đoạn 1991- 1996 dưới sánh sáng Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng. Thủ đô Hà Nội tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới. Trên cơ sở kế thừa những kết quả ban đầu rất quan trọng về kinh tế - xã hội thành phố 5 năm (1986- 1990) Đảng bộ Hà Nội vững vàng đi trên con đường đổi mới, lãnh đạo nhân dân vượt qua thời điểm thử thách khắc nghiệt (1991- 1992), phát triển mạnh mẽ vào những năm (1993- 1995), cùng cả nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Ngày 7/5/1996, 398 đại biểu đại diện cho 14 vạn đảng viên đã tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ Thành phố Hà Nội tại Cung văn hóa hữu nghị việt Xô. Đại hội vinh dự đóng Tổng Bí thư Đỗ Mười về dự đại hội. Đại hội đã tập trung trí tuệ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, tổng kết một bước sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô theo đường lối đổi mới của Đảng. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của Thủ đô với 5 mục tiêu tổng quát trong thời kỳ 1996- 2000 là: Đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế; Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch; Cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa, môi trường sống của nhân dân; Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị.

- Ngày 09/5/1996, Đại hội bế mạc, 51 đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XII, tiêu biểu cho trí tuệ, sự đoàn kết thống nhất của Đảng bộ trên con đường đổi mới. Sau Đại hội tại Hội nghị lần thứ nhất (13/5/1996), Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu 15 đồng chí vào Ban Thường vụ Thành ủy. Đồng chí Lê Xuân Tùng được bầu làm Bí thư Thành ủy; các đồng chí Hoàng Văn Nghiên, Phạm Lợi, Trần Văn Tuấn được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.

- Ngày 26/8/1996, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định cử đồng chí Nguyễn Phú Trọng- Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập tạp chí Cộng sản về giữ chức Phó Bí thư Thành ủy.

- Đại hội Đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố được tiến hành vào thời điểm có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Thành phố vừa tổ chức kỷ niệm trọng thể 990 năm Thăng Long Hà Nội và đón nhận danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”, hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2000, đón nhận Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô.

- Từ  ngày 27 đến ngày 30-12-2000, tại Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô, Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội diễn ra với sự có mặt của 401 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 150.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội vinh dự đón đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư và các đồng chí Cố vấn Ban Chấp hành trung ương Đảng; Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt; Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh; Ủy viên thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình .

Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII diễn ra với các nội dung: Thảo luận và đóng góp ý kiến vào các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng; kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 1996-2000, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, quyết định nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ 2001-2005 của Đảng bộ Thành phố trong tầm nhìn 10 năm (2001-2010); bầu các đồng chí có đủ phẩm chất và năng lực theo tiêu chuẩn hướng dẫn của Trung ương vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIII, bầu đoàn đại biểu thay mặt Đảng bộ Thành phố dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.

Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ khóa XIII gồm 51 đồng chí, bầu đoàn đại biểu của Đảng bộ gồm 31 đồng chí đi dự Đại hội lần thứ IX của Đảng. Tại Hội nghị thứ nhất, BCH Đảng bộ đã bầu Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Bí thư Thành ủy, các đồng chí Trần Văn Tuấn, Hoàng Văn Nghiên, Phùng Hữu Phú làm Phó Bí thư Thành ủy.

- Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội họp từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 12 năm 2005. Dự Đại hội có 396 đại biểu chính thức, thay mặt cho hơn 180.000 đảng viên toàn Đảng bộ. Đại hội được tiến hành tại thời điểm đất nước và Thủ đô kết thúc tốt đẹp kế hoạch năm 2005, hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm 2001-2005. Với tinh thần “Đổi mới, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, đoàn kết”, chủ đề của Đại hội là: “Phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng và thành tựu đổi mới, xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện, bền vững, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”.

Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ Thành phố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra một giai đoạn mới phát triển Thủ đô toàn diện, bền vững, thiết thực chuẩn bị tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Với tinh thần đổi mới, trí tuệ, dân chủ, trách nhiệm, đoàn kết, thiết thực; Đại hội đã hoàn thành các nội dung đề ra và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá XIV gồm 59 đồng chí. Tại Hội nghị thứ nhất, BCH Đảng bộ đã bầu Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, được bầu làm Bí thư Thành ủy, các đồng chí Phùng Hữu Phú, Nguyễn Quốc Triệu, Ngô Thị Doãn Thanh làm Phó Bí thư Thành ủy.

- Đại hội lần thứ XV Đảng bộ Thủ đô diễn ra trong bối cảnh Thành phố vừa long trọng tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một sự kiện có ý nghĩa hết sức trọng đại, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của Thủ đô và đất nước, cổ vũ , động viên toàn Đảng bộ và toàn thể nhân dân tiếp tục phấn đấu, giành nhiều thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước. Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Thành phố có ý nghĩa đặc biệt, là Đại hội nhiệm kỳ đầu tiên sau khi điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, đồng thời cũng là nhiệm kỳ mở đầu 1000 năm tiếp theo của Thăng Long - Hà Nội.

Đại hội Đảng bộ Thành phố đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá XV gồm 75 đồng chí. Tại Hội nghị thứ nhất, BCH Đảng bộ đã bầu Ban Thường vụ gồm 17 đồng chí. Đồng chí Phạm Quang Nghị, được bầu làm Bí thư Thành ủy, các đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Ngô Thị Doãn Thanh, Nguyễn Công Soái, Tưởng Phi Chiến làm Phó Bí thư Thành ủy.